Chuyên gia hàng đầu về chăm sóc bầu và sau sinh theo phương pháp Nhật Bản Hoàng Gia

  • Cơ hội nghề nghiệp

Chứng bệnh thường gặp ở bà bầu – Nguyên nhân và cách chăm sóc

05/12/2016 11:44


Khi mang thai cơ thể bà bầu cũng trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường, điều đó ảnh hưởng tới sức khỏe và khiến bà bầu dễ mắc bệnh hơn. Cùng Viện Chăm sóc Mẹ Bé Hoàng Gia tìm hiểu về 5 bệnh thường gặp ở bà bầu cũng như phương pháp chăm sóc để cả mẹ và thai nhi có sức khỏe thật tốt và để mẹ trải qua 9 tháng 10 ngày thật tuyệt vời.

Bệnh cúm ở bà bầu

Đây là căn bệnh lây nhiễm phổ biến và thường gặp nhất ở bà bầu có liên quan đến đường hô hấp và do virus gây ra. Tuy không phải là bệnh quá nguy hiểm để có thể dẫn đến tử vong nhưng đối với phụ nữ mang thai thì nó sẽ kéo dài hơn so với bình thường.
Nguyên nhân của chứng bệnh này cũng bởi khi mang thai hệ miễn dịch của phụ nữ suy giảm, đây là cơ hội để các virus gây bệnh tấn công vào cơ thể mẹ. Đặc biệt đối với những bà bầu có cơ địa nhạy cảm thì bệnh này rất dễ mắc phải, chỉ cần một tác động nhỏ thôi cũng có thể dẫn đến bệnh.

 
chung-benh-thuong-gap-o-ba-bau-nguyen-nhan-va-cach-cham-soc
Cúm là biểu hiện thường thấy của bà bầu
 
Cúm khi mang thai gây ra hậu quả gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều bà bầu quan tâm. Theo các chuyên gia đối với bà mẹ mang thai đặc biệt là mang thai những tháng đầu thì cúm là nguy cơ của việc sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Còn nếu mẹ bầu mắc cúm vào những tháng cuối của thai kì thì dễ dẫn đến những dị tật thai nhi: hở hàm ếch, khuyết bộ phận (ngón tay, ngón chân,…)

Phòng ngừa bệnh cúm ở bà bầu như thế nào?
  • Tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái
  • Hạn chế tiếp xúc nơi đông người có chứa các mầm bệnh
  • Không được dùng thuốc nếu không được sự cho phép của bác sỹ
  • Tốt nhất là mẹ nên tiêm vắc xin phòng cúm trước khi có kế hoạch mang thai từ 3 tháng – 1 năm
  • Nếu mẹ thấy có dấu hiệu ho nhẹ hoặc sốt thì cần đi khám ngay để có sự hướng dẫn của bác sỹ.


Chứng đái rắt

3 tháng đầu thai kỳ bà bầu thường gặp phải chứng đái rắt vào ban đêm. Nguyên nhân bởi tử cung phụ nữ to lên khi mang thai, đè vào sau bàng quang tạo kích thích làm thai phụ luôn có cảm giác mót tiểu.
Nếu mắc phải chứng này thì bà bầu nên hạn chế uống nước trước khi đi ngủ và không được rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng. Sau 3 tháng thì tử cung bà bầu to lên, vượt ra ngoài lòng xương chậu và không đè vào bàng quang và mẹ cũng không còn chứng đái rắt nữa.
Lưu ý: Vào những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi tụt xuống và đè vào bàng quang và tiếp tục xuất hiện hiện tượng đái rắt. Khi ấy mẹ nên đi khám bác sỹ để tránh bị nhiễm trùng đường tiểu.

Táo bón

Khi mang thai, hơn 50% mẹ bầu gặp vấn đề với đường đại tiện, mà phổ biến nhất là chứng táo bón.
Nguyên nhân: Khi mang thai mẹ ít vận động cộng thêm việc nồng độ hormone progesteron trong máu tăng cao, khiến nhu động ruột giảm xuống, thai nhi phát triển và chèn vào đại tràng dẫn đến phân chậm di chuyển.

 
chung-benh-thuong-gap-o-ba-bau-nguyen-nhan-va-cach-cham-soc
Táo bón khiến cơ thể mẹ mệt mỏi và thai nhi không đủ dinh dưỡng
 
Hậu quả:
  • Bà bầu rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng.
  • Dễ sinh ra ức chế, khó chịu, cáu gắt.
  • Dễ bị chán ăn, sức khỏe giảm sút,…
  • Mẹ không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, thai nhi thiếu chất và chậm phát triển, dễ khuyết tật và sức đề kháng kém.
  • Khi chất thải không được tiêu hủy và tồn tại trong đường tiêu hóa khiến các chất độc hại không bài tiết ra ngoài và xâm nhập trở lại qua đường tiêu hóa, khiến cả mẹ và bé bị nhiễm độc.
Cách chăm sóc:
  • Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày.
  • Uống nhiều nước.
  • Ăn nhiều hoa quả.


Bệnh trĩ

Nguyên nhân:
  • Việc ít vận động, đi lại cộng với chế độ ăn ít chất xơ và ít uống nước khiến bà bầu mắc phải chứng táo bón, và táo bón lâu ngày khiến bà bầu mắc bệnh trĩ.
 

Trĩ được coi là "nỗi ám ảnh kinh hoàng" của mẹ khi mang thai
 
  • Sự phát triển của thai nhi khiến tĩnh mạch ở tầng sinh môn và vùng đáy chậu bị chèn ép, đây là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
  • Do mắc trĩ trước khi mang thai nhưng vẫn còn ở dạng tiềm ẩn.
  • Trong quá trình sinh nở tử cung mở to ra và tạo áp lực lên vùng khoang chậu, máu tụ lại khiến tĩnh mạch ở hậu môn bị sưng phù, cộng thêm việc “rặn đẻ” làm áp lực ở vùng ổ bụng và búi trĩ bị sa ra ngoài.
Cách phòng bệnh:
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp.
  • Thường xuyên đi lại và vận động nhẹ nhàng cùng các tư thế thể dục đơn giản phù hợp.
  • Uống nhiều nước kết hợp bổ sung chất xơ.
  • Hạn chế đồ cay nóng, muối và nhiều đường.


Chứng chuột rút

Là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở bà bầu, nó khiến phụ nữ bị co thắt cơ bắp (đặc biệt là ở bắp chuối chân hoặc bàn chân). Triệu chứng ban đầu là cẳng chân bị đơ khi duỗi ra, ngón chân bị quắp xuống.
 
chung-benh-thuong-gap-o-ba-bau-nguyen-nhan-va-cach-cham-soc
Massage bầu vô cùng quan trọng để loại bỏ chứng chuột rút

Để giải quyết vấn đề này thì bà bầu nên xoa bóp nhẹ nhàng ở bắp chân và bàn chân để thấy thoải mái hơn rồi đứng dậy đi lại nhẹ nhàng cho máu lưu thông. Nếu hiện tượng chuột rút xảy ra thường xuyên thì bà bầu nên đến gặp bác sỹ để được thăm khám và tư vấn.

Chảy máu nướu răng

Sức đề kháng suy giảm cộng thêm việc sức khỏe yếu hơn khi mang thai khiến nướu răng mềm và dễ bị tổn thương mà biểu hiện là lợi sưng đỏ khiến chân răng đau nhức, chảy máu chân răng, viêm nha chu,…
Để hạn chế tình trạng này bà bầu nên dùng chỉ nha khoa sau khi ăn và đánh răng khoảng 3 lần/ ngày. Để tốt nhất thì bà bầu có thể đến nha sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể hơn.
Ngoài ra, bà bầu còn mắc phải một số chứng bệnh khác như: các bệnh về da, mất ngủ, bệnh tinh thần,… Bởi vậy mới nói, việc chăm sóc bầu là đặc biệt quan trọng nó không những giúp bà bầu luôn khỏe mạnh, nói không với bệnh tật thai kỳ mà còn giúp thai nhi phát triển tốt cả về sức khỏe lẫn trí tuệ. Hiện nay, Viện Chăm sóc Mẹ Bé Hoàng Gia đang áp dụng dịch vụ Chăm sóc bầu theo phương pháp massage Nhật Bản Hoàng Gia kết hợp bí quyết làm đẹp cung đình Huế và các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên, chắc chắn sẽ giúp mẹ có thời gian thai kỳ tuyệt vời, thai nhi phát triển tốt ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Các chuyên gia chăm sóc bầu khuyên mẹ nên tham gia vào các lớp học tiền sản để bổ sung những kiến thức cần thiết trước khi lâm bồn, sẵn sàng cho hành trình làm mẹ.

 


Hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa của từng người, gửi thông tin tư vấn miễn phí TẠI ĐÂY
X

Cài đặt live chat fanpage

Bạn cần tư vấn ?