Chuyên gia hàng đầu về chăm sóc bầu và sau sinh theo phương pháp Nhật Bản Hoàng Gia

  • Cơ hội nghề nghiệp

Hướng dẫn bà bầu chăm sóc "núi đôi" khi mang thai

08/08/2016 02:54

Khi mới mang thai, bên cạnh ốm nghén sự thay đổi của nhũ hoa cũng không khiến ít bà bầu căng thẳng và khó chịu. Việc chăm sóc nhũ hoa khi mang thai là việc làm rất cần thiết để bảo vệ nguồn sữa an toàn cho bé

Vệ sinh và chăm sóc vùng ngực cho bà bầu

Vệ sinh và chăm sóc vùng ngực cho bà bầu

Vệ sinh và chăm sóc vùng ngực cho bà bầu như thế nào?

Khi mang thai, “núi đôi” sẽ phát triển to hơn mức bình thường vì vậy cách chăm sóc cũng cần chú ý hơn để tránh gây tổn thương và phòng ngừa các vết nứt ở “nhũ hoa” khi mang thai.

Mỗi ngày, sau khi tắm, bà bầu cần vệ sinh nhũ hoa với nước ấm và khăn mềm để loại bỏ tế bào chết tích tụ trên núm vú. Nếu dùng xà phòng hoặc sữa tắm, mẹ nhớ rửa thật sạch để tránh làm núm vú bị khô rát, nứt nẻ nhé. Tốt nhất là bôi thêm một ít kem dưỡng ẩm cho khu vực nhạy cảm này mẹ nhé.

Với những mẹ lo lắng khi thấy núm vú có vẻ ngắn và thụt vào trong sẽ gây khó khăn khi cho con bú sau này, mẹ có thể dùng bông gòn massage nhẹ nhàng núm vú và da ở vùng quầng vú để kích thích khu vực này đầy lên một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên massage bầu vú để kích thích tuần hoàn máu, thúc đẩy chức năng tiết sữa phát triển cũng như tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại bệnh tật của vòng 1.

Các mẹ cần ghi nhớ trong quá trình vệ sinh không được kéo mạnh hoặc chà xát đầu ngực để tránh các cơn co thắt tử cung. Khi chọn áo ngực, mẹ chọn loại có độ co giãn cao để cảm thấy thoải mái khi mặc và không chèn ép ngực.

Chăm sóc vùng ngực để giảm đau tức ngực ở bà bầu

chăm sóc ngực cho bà bầu

– Lựa chọn áo ngực thích hợp để “núi đôi” được nâng đỡ vừa phải, tránh bị xệ hoặc bị tổn thương.

– “Nhũ hoa” cần được làm vệ sinh ít nhất một lần trong ngày. Khi vệ sinh, nên dùng vải mềm và nước sạch đủ ấm để lau. Nếu dùng xà phòng thì nên rửa lại thật sạch vì trong xà phòng có chất tẩy dễ làm “nhũ hoa” bị nứt nẻ”, gây khó chịu.

– Nếu cảm thấy vùng ngực bị cương tức, cứng và đau thì hãy massage nhẹ nhàng bằng tay theo cách nâng bầu ngực lên, nắn nhẹ từ ngoài vào trong. Đồng thời có thể kết hợp chườm nóng mỗi bên. Mỗi lần làm như vậy chỉ nên kéo dài 5 phút.

– Nếu thấy đầu “nhũ hoa” ngắn, hay thụt vào trong và có thể sẽ khó khăn cho con bú sau này thì bà bầu cần hết sức lưu ý. Bên cạnh việc massage vùng ngực có thể day, ấn và kéo cho đầu “nhũ hoa” lồi ra ngoài nhiều hơn.

– Ở những tháng cuối gần sinh, không nên tác động mạnh vào vùng ngực, nhất là “nhũ hoa”. Vì nếu xoa nắn (nhất là ở “nhũ hoa”) không đúng cách có thể khiến co bóp tử cung dễ dẫn đến chuyển dạ sinh sớm. Khi massage vùng ngực, nếu thấy cảm giác căng tức ở bụng dưới từng cơn thì cần dừng lại ngay.

-Bổ sung vitamin B, C và canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp hạn chế việc sản sinh hormone prolactin, một trong những nguyên nhân gây đau cho nhũ hoa.

Mẹ bé Hoàng Gia tự hào là spa uy tín cung cấp các sản phẩmdịch vụ, chăm sóc cho mẹ bầu và mẹ sau sinh. Tại đây, đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp đến từ Abbott và các bệnh viện phụ sản lớn sẽ chia sẻ và giải đáp bất kỳ câu hỏi của các mẹ một cách chu đáo, tận tình

 

Hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa của từng người, gửi thông tin tư vấn miễn phí TẠI ĐÂY
X

Cài đặt live chat fanpage

Bạn cần tư vấn ?